.

.
Tour du lịch Khách sạn Vé máy bay Visa
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Những điều ít biết đằng sau “biểu tượng của Paris”


125 năm trước đây, tháp Eiffel đã chính thức mở cửa cho người tham quan ở Paris sau hơn hai năm xây dựng. Cho đến tận bây giờ, tháp Eiffel vẫn là một biểu tượng không thể thay thế của thành phố hoa lệ Paris.


Nhân dịp Eiffel tổ chức lễ kỷ niệm 125 năm lịch sử tồn tại, hãy cùng khám phá những thông tin thú vị về ngọn tháp này. Tháp Eiffel không phải là đứa con tinh thần của kiến trúc sư Gustav Eiffel. Thay vào đó, hai kĩ sư đồng nghiệp của ông là Maurice Koechlin và Emile Mouguier đã thiết kế tòa tháp. Gustav Eiffel đã không quá quan tâm đến dự án, nhưng đã gửi kiến trúc sư đứng đầu bộ phận kiến trúc của công ty mình là Stephen Sauvestre làm việc. Eiffel đứng đằng sau dự án sau khi mua lại bằng sáng chế bản thiết kế khi đã được chỉnh sửa.


Đông đảo khách tham quan tháp tại triển lãm 1889 Universelle tại Paris.

Tháp Eiffel cao 300 mét, nặng 10,000 tấn. 300 công nhân đã tham gia xây dựng, sử dụng hết 18.038 thanh sắt và khoảng 2.5 triệu đinh vít. Tháp Eiffel được xây dựng như một biểu tượng của khoa học hiện đại. Eiffel đã nói “đây không chỉ là một công trình nghệ thuật của khoa học hiện đại, mà còn là biểu tượng của sự phát triển công nghiệp và khoa học trong thế kỷ mà ta đang sống”. Tại thời điểm được xây dựng, tháp Eiffel là kiến trúc cao nhất thế giới mãi cho đến năm 1930 khi tòa nhà Chrysler ở New York được hoàn thành với độ cao 318 mét. Hàng loạt các nhiếp ảnh gia thời bấy giờ đã ghi lại quá trình xây dựng Eiffel trong các tác phẩm của mình.


Trong ngày đầu tiên, thang máy của tháp Eiffel đã không hoạt động. 30,000 khách đầu tiên được phép tham quan tòa tháp đã phải leo 1,710 bậc thang để lên được đến đỉnh. Hơn 20 ngày sau, ngày 26/5 thang máy mới đi vào phục vụ.

Cư dân Paris ban đầu không hề ưa tháp Eiffel, và coi nó như một cái gai trong mắt. Các tờ báo liên tiếp nhận đươc những lá thư bày tỏ sự bức xúc trước sự có mặt của tòa tháp, họ tức giận nói rằng tháp Eiffel không phù hợp với thành phố Paris. Có một nhóm những nghệ sĩ thời bấy giờ cũng từ chối kế hoạch đi tham quan tháp để phản đối. Nhiều người kể lại câu chuyện nhà tiểu thuyết gia Guy de Maupasant, một trong những nghệ sĩ tuyên bố ghét tháp Eiffel, hàng ngày đều đi ăn trưa tại nhà hàng phía trong tháp. Khi được hỏi lý do, ông Maupassant đã trả lời rằng đó là nơi duy nhất ở Paris ông không phải nhìn thấy tòa tháp.

Tháp Eiffel thay đổi độ cao theo mùa. Vào mùa hè, tòa tháp cao hơn 6,75 inch, tương đương với khoảng 17 cm. Lý do có sự thay đổi độ cao này là do kết cấu của tòa tháp được làm hoàn toàn bằng sắt và kim loại, khiến nó nở ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mùa hè.


Tháp Eiffel được thiết kế chỉ để tồn tại 20 năm, nhưng quân đội và chính phủ Pháp đã bắt đầu sử dụng nó như một trạm thông tin vô tuyến và viễn thông sau đó. Khi giấy phép sử dụng hết hạn vào năm 1909, chính quyền thành phố Paris đã quyết định giữ lại nó.

Tháp Eiffel đã trải qua khá nhiều những biến cố lịch sử. Được sử dụng là nơi truyền tín hiệu vô tuyến trong thế chiến I, trong Thế chiến II dây thang máy của tháp đã bị cắt để Đức quốc xã không thể sử dụng (sau khi quân đội Liên minh tiến vào thành phố, hệ thống thang máy mới được khôi phục). Thậm chí, trên tầng cao nhất của tòa tháp cũng đã từng xảy ra hỏa hoạn lớn. Tính cho đến bây giờ, đã có khoảng 250 triệu lượt khách đến tham quan tòa tháp.

Tòa tháp không phải được sơn duy nhất một màu. Để tạo cảm giác hòa hợp với cảnh quan xung quanh, tháp được sơn màu sẫm hơn ở phía dưới và nhạt dần khi lên cao. Tháp được sơn lại 7 năm một lần. Mỗi lần tốn khoảng 50 đến 60 tấn sơn để bảo vệ tòa tháp khỏi bị gỉ sét.


Tháp Eiffel không chỉ đơn thuần là một địa điểm du lịch mà nó còn là trụ sở của nhiều tờ báo, bưu điện, phòng thí nghiệm, nhà hát hay thậm chí là cả một sân trượt băng vào mùa đông.

Đây cũng được coi là tòa tháp thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nhất trên thế giới. Mỗi năm, tháp Eiffel đón khoảng 7 triệu lượt khách du lịch, trong đó 75% là du khách nước ngoài.





  • Blogger Comment
  • Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét