.

.
Tour du lịch Khách sạn Vé máy bay Visa
Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014
Huế mở “tháng vàng du lịch” thu hút khách

Huế mở “tháng vàng du lịch” thu hút khách


Tháng 9/2013 sẽ là “Tháng Vàng du lịch” tại Thừa Thiên Huế với nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn dành cho khách du lịch.

"Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế" nhân dịp Quốc khánh 2/9, bắt đầu từ 2/9 đến 30/9, trong dịp này, du khách được hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mãi.


Đây cũng là nội dung chương trình Kích cầu du lịch đợt 2 nhằm hưởng ứng Lễ phát động chương trình kích cầu du lịch trong năm 2013 của Bộ VHTTDL; kỷ niệm 20 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nếu du khách mua vé tham quan ba điểm (Hoàng Cung, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng) sẽ được miễn vé tham quan các điểm di tích còn lại (bao gồm lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và điện Hòn Chén); giảm 20% giá vé cho các đoàn tham quan các điểm di tích từ 10 người trở lên (mua 10 vé được giảm 2 vé); giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc Huế tại Duyệt Thị Đường vào các suất ban ngày và buổi tối; miễn phí thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn từ 20 khách trở lên; miễn vé tham quan di tích cho các đoàn sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh (có giấy giới thiệu của các trường); giảm 20% giá dịch vụ xe điện đưa đón tham quan khu vực Hoàng Cung; giảm 10%-20% giá các dịch vụ (hàng lưu niệm, giải khát,...) trong các điểm tham quan của khu di sản Huế.

Mục đích chính của chương trình nhằm quảng bá, giới thiệu giá trị Di sản Huế (vật thể và phi vật thể), các dịch vụ đang hoạt động và sẽ triển khai thực hiện tại các điểm tham quan của di tích Huế thông qua những hoạt động giảm giá, khuyến mãi, tặng thưởng cho du khách và các công ty du lịch đưa khách đến tham quan di tích Huế.

Ngoài ra, trong thời gian diễn ra chương trình kích cầu du lịch lần này tại Huế còn có các hoạt động và sự kiện văn hóa hấp dẫn khác như: Khai trươngTrưng bàySưu tập đồ sứ thời Nguyễn của nhà sưu tập Đoàn Phước Thuận, Trần Đắc Lực (Phú Yên)từ ngày 18/9/2013 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, Huế); Trưng bàyBút phê của các Hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn (1802-1945)từ ngày 19/9/2013 và Trưng bàyHình ảnh các di sản thế giới của Việt Namtừ ngày 20/9/2013 tại khu vực Trường lang Tử Cấm Thành, Đại Nội, Huế).

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống cung đình Huế tại một số địa điểm công cộng (sân Nghinh Lương Đình, Công viên Mùng Ba tháng Hai); Hội nghị gặp gỡ các khu Di sản Thế giới ở Việt Namtổ chức tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (sáng 21/9/2013) vàDạ nhạc tiệc (Gala Dinner dành cho đại biểu dự hội nghị) tại Sân Điện Cần Chánh - Đại Nội, Huế (tối ngày 21/9/2013).

Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt mục tiêu đón 2,8-3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt từ 1,2-1,3 triệu lượt; doanh thu du lịch toàn ngành tăng 16-18%, đóng góp 54-55% GDP của tỉnh.

Trong 7 tháng đầu năm 2014, Thừa Thiên-Huế đón đạt gần 1,8 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 650 ngàn lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt hơn 1.626 tỷ đồng.
Xem thêm
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014
Thú vị ngôi làng có toàn hướng dẫn viên 80 tuổi

Thú vị ngôi làng có toàn hướng dẫn viên 80 tuổi


Bằng những câu hò thân thương và các động tác biểu diễn mộc mạc, các mệ già đã gợi lên một hoạt cảnh làng quê sinh động trong mắt du khách khi đến thăm cầu ngói Thanh Toàn ở Huế.

Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con mương của làng Thủy Thanh Chánh, xã Thanh Thủy, thị xã Hương Thủy là một trong ít chiếc cầu gỗ có kiến trúc đặc biệt, được công nhận là di tích cấp gia từ năm 1990. 

Để đa dạng hóa loại sản phẩm du lịch, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng một nhà nông cụ, biến nơi đây thành một điểm tham quan du lịch, tái hiện lại những cảnh sinh hoạt làng quê xưa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để hút khách du lịch, các mệ già ở đây cũng đã xắn tay vào công cuộc giới thiệu nét đẹp quê hương.

Người tiên phong cho hoạt động này mệ Lệ Thị Ngạnh 80 tuổi ở làng Thủy Thanh. Không chỉ nhận trông coi, quét dọn, mệ còn mang những vật dụng nông nghiệp của nhà mình ra “sung” vào nhà nông cụ. Bên cạnh đó, mệ Ngạnh đi sưu tập, mua lại các vật dụng của bà con xóm làng. Nhìn thấy những việc mệ làm, nhiều người dân đã tự tay đem đến nhà nông cụ những vật dụng để góp phần phục vụ du khách như cày, bừa, cối đạp lúa, nơm bắt cá, cối xay lúa, thuyền…


Mệ Ngạnh đang viết lại những câu hò để truyền lại cho thế hệ sau.

“Khi nhà nông cụ đã đầy ắp vật dụng để trưng bày, đối với khách trong nước thì tôi thuyết trình cho họ hiểu dễ dàng nhưng với khách nước ngoài thì không dễ, vì tôi không biết ngoại ngữ. Vậy là tôi nghĩ ra cách trình bày các hoạt động rồi dùng ngôn ngữ bằng tay, thế mà khách Tây hiểu hết.” - mệ Ngạnh cười kể lại những tháng ngày đầu làm “hướng dẫn viên” du lịch.

Để phục vụ du khách mệ Ngạnh còn ca những câu ca Huế, những điệu hò như hò giã gạo, hò đạp nước, hò ru em… khiến cho nhà nông cụ ngày càng trở nên rộn ràng, đông khách hơn. Cách đây không lâu, chồng mệ Ngạnh qua đời, mệ lại đau ốm liên miên nên thôi không phục vụ ở nhà nông cụ nữa.


Mệ Hấu đang vừa hò vừa giã gạo phục vụ du khách.

Tuy nhiên, mệ Ngạnh “về hưu” thì mệ Hấu, mệ Chanh lại tiếp tục “sự nghiệp” làm hướng dẫn viên cho du khách. Họ đều trên dưới 80 tuổi, vẫn lặng lẽ ca những câu hò xứ Huế, để tiếp tục “thổi hồn” vào làng quê yên bình này.

“Du khách nước ngoài rất thích thú với hình ảnh các mệ. Có nhiều hôm về mà không gặp được mệ Ngạnh, mệ Hấu, tôi phải tìm đến nhà để mời cho được các mệ ra làm hướng dẫn cho khách. Vì ấn tượng, một số du khách chia sẻ cứ có dịp ghé Việt Nam đều về đây chỉ để gặp các mệ” - anh Trần Đình Hà, một hướng dẫn viên du lịch cho hay.


Những vị khách nước rất ấn tượng với văn hóa nông thôn Việt Nam qua các cử chỉ của mệ Hấu.

Bao năm qua, bằng những hiểu biết về nghề nông, các mệ đã giúp cho du khách nước ngoài hiểu hơn về văn hóa nông nghiệp Việt Nam. . Từ một địa điểm du lịch không được mấy ai biết đến, nhờ có các mệ mà cầu ngói Thanh Toàn giờ đây đã là một điểm đến gắn liền với Huế khi du khách tới vùng đất cố đô.
Xem thêm
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014
Lễ hội biển Lăng Cô hút khách

Lễ hội biển Lăng Cô hút khách


Hàng chục ngàn du khách đã đến dự lễ hội biển “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới” trong 2 ngày 24,25/5 tại thị trấn Lăng Cô huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lễ hội gắn với kỷ niệm 5 năm ngày biển Lăng Cô được công nhận danh hiệu Vịnh đẹp thế giới do tổ chức Worldbays Club bầu chọn. Trong lễ hội có nhiều trò chơi thể thao bãi biển như bóng đá, bóng chuyền, lướt sóng nghệ thuật, thả diều, đua thuyền, đua thúng, biểu diễn máy bay và thuyền mô hình... Ngoài ra còn có hội trại đoàn thanh niên hướng về biển đảo, lễ hội Bia Huế, lễ hội ẩm thực, giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ địa phương…

Sau 5 năm Lăng Cô được bầu chọn là Vịnh đẹp thế giới, khu phố biển đã tăng doanh thu du lịch 25%-30%, bình quân đón được khoảng 95.000 lượt khách/năm. Đặc biệt lượng khách du lịch tàu biển tăng lên đáng kể từ 16.000 lượt của năm 2009 đến nay đã có hơn 65.000 lượt. Trên địa bàn thị trấn Lăng Cô hiện có 53 resort, khách sạn, nhà nghỉ cung ứng trên 1.200 phòng.


Khách đổ về tắm biển Lăng Cô


Các tiết mục vui nhộn về biển trong đêm khai mạc Lễ hội Lăng Cô vịnh đẹp thế giới


Nữ ca sĩ xứ Huế - Tịnh Uyên (áo trắng) tươi trẻ cùng nhóm múa


Mặt nước lung linh phản chiếu sân khấu khai mạc trong lễ hội biển Lăng Cô
Xem thêm
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014
"Tinh xảo" như ẩm thực chay xứ Huế

"Tinh xảo" như ẩm thực chay xứ Huế

Xứ Huế với những con người hiền lành, tài hoa, khéo léo đã tạo nên một thế giới văn hóa ẩm thực đầy màu sắc. Bề dày của lịch sử và bề sâu của văn hóa chính là các nôi đưa ẩm thực Huế trở nên nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước.

Nhắc đến xứ Huế thơ mộng với nhiều nét văn hóa ẩm thực tinh tế, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới các món chay. Phật giáo được coi là quốc giáo của Việt Nam, đặc biệt hưng thịnh trong thời phong kiến nên các món chay cố đô Huế cũng cầu kì không kém gì các món mặn. 



Ẩm thực chay xứ Huế thể hiện rõ nhất trong mâm cỗ chay. Với bàn tay tài hoa, tấm lòng phúc hậu và sự đảm đang tuyệt vời, người phụ nữ Huế chế biến các món ăn chay từ những nguyên vật liệu bình dị, giản đơn nhưng cũng rất phong phú về chủng loại và vô cùng hấp dẫn về mùi vị màu sắc. Chỉ nhìn thoáng qua các món trong một bàn tiệc chay, ta sẽ thấy ngon và đẹp không thua gì nem công chả phượng.



Món chay Huế nổi tiếng hơn cả với các món cơm và bánh. Hầu hết các món cơm hay bánh đều có thể được chế biến thành món chay theo phương thức riêng của người Huế. Được tiếng là thanh lịch, người Huế tỉ mẩn trong cả khâu ăn uống. Từ chọn nguyên liệu, chế biến cho tới bài trí. Mỗi món ăn được nâng tầm như một tác phẩm nghệ thuật, tăng thêm sự hấp dẫn cho người ăn. Sự cầu kì còn thể hiện trong cách chọn nguyên liệu cẩn thận, cho dù là món ăn dân dã hay quý phái.



Cũng như món mặn, món chay Huế không chỉ ăn bằng miệng mà trước hết phải thưởng thức bằng mắt để thấy được cái đẹp đẽ cầu kì, mũi ngửi thấy thơm, tai nghe thấy tiếng xuýt xoa ngưỡng mộ từ những người xung quanh, và tâm trí phải thúc giục cảm giác thèm thuồng. Nghĩa là phải vận dụng cả ngũ quan để thưởng thức sự hài hòa về màu sắc, hương vị . Sự hài hòa như tự nhiên chính là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Huế.




Mỗi món ăn Huế đều đi kèm một loại nước chấm riêng biệt. Món bánh bèo có nước chấm hơi ngọt, cơm sen chấm nước tương nguyên chất, bánh cuốn vạn hoa và cơm âm phủ chấm nước tương chua ngọt. Trong văn hóa ẩm thực Huế, cơm có thể chế biến thành nhiều món ngon lạ miệng, mang phong cách khác nhau. Trong đó không thể không kể tới cơm lá sen, thức cơm ngon miệng, cầu kì bậc nhất, từng được xếp vào hàng Ngự thiện dưới vương triều nhà Nguyễn. Cơm lá sen đòi hỏi nhiều nguyên liệu cùng kinh nghiệm chế biến, thể hiện nét tài hoa trong ẩm thực của người Huế.



Ẩm thực chay Huế mang nét phong phú và đằm thắm của vùng đất Cố đô. Các vua triều Nguyễn xưa còn có Trai cung để vua tới ăn chay trước khi làm lễ tế trời. Truyền thống ăn chay ngày nay vẫn được duy trì trong nhiều gia đình ở Huế. Chút chua cay, chút đậm đà, các món chay Huế đã đi vào lòng người một cách hết sức nhẹ nhàng và sâu lắng như thế.
Xem thêm
Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014
Du lịch huế món ngon không thể bỏ qua

Du lịch huế món ngon không thể bỏ qua


Du lịch Huế không chỉ được biết đến với những cô gái dịu dàng thướt tha, với quần thể công trình kiến trúc được đưa vào di sản hay dòng sông Hương thơ mộng mà còn được nhiều du khách nhơ đến với những món ăn mang đậm tình cảm con người miền trung. Dưới đây là 8 món ngon nổi tiếng xứ Huế:

1. Bún bò Huế

Món đầu tiên phải kể đến không thể khác ngoài Bún bò Huế đây là một trong 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á trong năm 2012. Ăn một tô bún bò Huế, du khách không những được thưởng thức một món ngon của vùng đất cố đô mà còn được thụ hưởng cả nét văn hóa ứng xử đầy lòng hiếu khách của người dân xứ huế.


Vào một ngày se lạnh được ăn một tô bùn bò Huế nóng hỏi, cay cay thì quả thực rất lãng mạng như dòng sông Hương đã đi vào những câu thơ của hàng trăm thi sĩ.

2. Cơm hến

Không biết có tự bao giờ nhưng cơm hến đã trở thành món ăn truyền thống và dân dã của người xứ Huế. Ai đến Huế mà không thưởng thức cơm hến thì coi như mất đi một phần thi vị.


Được pha trộn từ nhiều nguyên liệu nên tô cơm hến vừa thơm hương các loại rau, vừa có vị ngọt của hến lại vừa đậm đà của mắm ruốc. Bên cạnh đó cơm hến lại rất cay, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.

3. Bún hến


Bún hến là món ăn biến thể từ món cơm hến của tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ven sông Hương xưa. Một tô bún hến đầy đủ gồm bún, hến xào, ớt tương, ớt tươi, nước ruốc, dầu mỡ, rau thơm, bắp chuối được thái mỏng và da heo rán phồng. Bên cạnh là tô nước hến và một khay gia vị để khách có thể tự nêm nếm.

4. Bánh bèo: 

“ Tôm chấy hồng thắm cánh bèo 

Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương 

Hẹn em ngồi quán ven đường 

Bánh bèo kết mối tơ duyên đôi long”

Bánh bèo là một món ăn bình dị, dân dã của người dân xứ Huế. Chiếc bánh bé xíu dẻo thơm hương bột gạo, vị ngọt của tôm cháy hòa trong chén nước mắm cay làm người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức. Gọi là bánh bèo, đơn giản là vì hình dạng của nó mỏng mảnh, tròn trịa như áng bèo cũng có thể là cách chơi chữ của dân gian bởi giá nó cũng bèo bọt như vậy. Tuy giản dị nhưng bánh bèo lại trở thành món đặc sản Huế nổi tiếng mà bất kỳ khách du lịch Huế không thể bỏ qua

5. Bánh canh Nam Phổ

Không nổi tiếng và được bán nhiều như bún bò hay cơm hến, nhưng món bánh canh cua của người làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) vẫn được nhiều du khách tìm đến thưởng thức mỗi khi có dịp về đất cố đô.


Món ăn có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm, thêm vài lát ớt xắt, vài cọng ngò cho dậy mùi thơm. Trong những buổi xế chiều, bát bánh canh cua Nam Phổ dù không cao sang nhưng đủ để thực khách phải tấm tắc khen ngon khi thưởng thức.

6. Nem lụi

Có cách chế biến như nem chua khi cũng được làm từ thịt lợn xay nhuyễn cùng các loại gia vị, nhưng thay vì gói lại để chua, người Huế đã biến tấu bằng cách vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng.


Nem lụi xứ Huế có cách thưởng thức như món gỏi cuốn của người Sài Gòn khi được cuốn kèm với bánh tráng cùng các loại rau như xà lách, chuối chát, khế, đồ chua… Ăn kèm món này là chén nước chấm pha sền sệt như nước chấm món bánh khoái.

7. Bánh bèo chén

Được làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén con nhỏ xíu, ăn kèm với nước mắm ngọt, đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa bên trong là một quá trình chế biến đầy công phu của người dân xứ Huế.


Món ăn hấp dẫn với màu trắng của bột gạo, màu vàng rộm của tôm cháy cùng chén nước mắm ngọt cay xé lưỡi đúng chất Huế. Ăn bánh bèo Huế phải từ từ mới cảm nhận hết được cái thơm ngon của nó. Vị ngọt của tôm cháy, cái đậm đà cay nồng của nước mắm hòa quyện với những chiếc bánh bèo thơm ngon tạo nên một cảm giác không thể nào quên khi thưởng thức.

8. Tôm chua Huế:

“Nguyên là đặc sản miền trong

Theo bà Từ Dũ ra cùng Hương Giang 

Tôm hồng, ớt đỏ, riềng vàng… 

Vị chua thấm lưỡi nhớ hàng thịt phay”


Tôm chua là một món ăn bình dị của người dân xứ Huế. Cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của các loại gia vị làm cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị mộc mạc của món ăn.

Tôm chua mang đủ sự tinh tế của người Huế trong cách chế biến. Không sử dụng loại tôm biển to, mập, người ta bắt những con tôm nước ngọt, tôm sông, tôm đồng, tôm đất. Tôm không quá to, không quá nhỏ, sàn sàn nhau để được ngấm đều gia vị và làm cho hũ tôm thêm đẹp.

Tôm chua món ăn đặc sản Huế ngày nay được sản xuất từ nhiều nơi do chính bàn tay của người Huế đi xa. Nhưng không thể nào ngon bằng những lọ tôm được làm từ xứ sở của nó. Người Huế một lần trở về thăm quê, nhất là bà con Việt kiều, khi ra đi hẳn ít ai quên đem theo tôm chua để giới thiệu với bạn bè nơi viễn xứ.
Xem thêm
Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014
Ghé Huế thưởng thức đặc sản rẻ mà ngon

Ghé Huế thưởng thức đặc sản rẻ mà ngon

Chỉ vài chục nghìn đồng là bạn đã có thể thưởng thức nhiều món ngon đặc sản của Huế như bánh canh cá lóc, bún thịt nướng và cơm hến.

Các món đặc sản ở xứ Huế, dù bán cho khách du lịch hay dân địa phương, thì vẫn có giá cả phải chăng và khi một lần thưởng thức đủ để bạn nhớ mãi.

Bánh canh cá lóc và bánh bèo 10.000 đồng

Trên đường từ trung tâm thành phố Huế đi Lăng Tự Đức, qua khúc đường tàu cắt ngang, hoặc dọc đường Điện Biên Phủ, không khó để thấy các quán ăn bán từ sáng tới chiều cho những ai muốn bổ sung năng lượng cho chuyến đi khám phá lăng tẩm. Một tô bánh canh cá lóc nghi ngút khói, sợi dai, cá tẩm ướp đậm đà, nước lèo ngọt thơm sẽ khiến bạn ấm bụng hơn. Nếu ăn một tô bạn chỉ hết 10.000 đồng.


Bánh canh cá lóc.

Bạn cũng không nên bỏ qua món bánh bèo trứ danh. Bánh bèo Huế thường ăn với ruốc tôm và chả xắt lát, kèm bát nước mắm ớt. Khi thưởng thức, cảm nhận được bánh rất mịn bột, và ruốc tôm nguyên chất. Giá bánh bèo cũng rất mềm, chỉ 10.000 đồng cho một đĩa ở các đường Nguyễn Công Trứ, Trương Định, Mai Thúc Loan…

Bún thịt nướng 15.000 đồng

Những miếng thịt heo nướng thơm ngon, bún tươi và rau sống tạo nên một món ăn ngon mắt, có thể tìm được ở bất cứ đường phố nào vào buổi sáng. Nhưng nổi tiếng nhất là ở làng Kim Long, đường đi Chùa Thiên Mụ. Bạn có thể chọn mắm nêm hoặc nước mắm tỏi ớt, tùy vào khẩu vị. Cô hàng bún cũng sẽ nhiệt tình chia sẻ nếu bạn muốn tìm hiểu về cách làm bún thịt nướng theo phong cách Huế.


Bún thịt nướng.

Cơm hến và bún hến 15.000 - 20.000 đồng

Hai món này được bán ở nhiều mặt phố và các kiệt (ngõ) ở thành phố đến các huyện như là món ăn sáng của người Huế. Với khách du lịch, muốn ăn vào những giờ “trái buổi” như chiều hay tối, thì có thể ghé những “phố ẩm thực” như Mai Thúc Loan, Nguyễn Sinh Cung… Một tô cơm hay bún hến dân dã gồm hến xào, hoa chuối xắt mỏng, rau thơm, đậu phộng, da heo chiên giòn. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên nét đặc trưng của ẩm thực Huế.


Bún hến.

Bún bò giò heo 25.000 đồng

Món ăn này đã thành thương hiệu và theo người Huế đi khắp đất nước và ra cả nước ngoài. Tại Huế, bún bò giò heo dù được bán ở những gánh hàng rong kĩu kịt, quán vỉa hè hay nhà hàng sang trọng thì giá thành luôn phải chăng. Tô bún bò kiểu truyền thống có giá 20.000 đồng, còn những tô bún được biến tấu với thêm mọc, gân, chả… đầy ắp cũng chỉ 25.000 đồng.


Bún bò giò heo.

Các món chay ngon bổ rẻ

Ở các thành phố lớn trên nước ta, ghé nhà hàng chay, thực đơn và giá thành có thể đắt hơn cả các món thường. Thế nhưng khi bạn bước vào một nhà hàng chay khá lớn và sang trọng ở ven sông Hương, bạn sẽ có được một bữa ăn ngon miệng mà giá cả lại vừa túi tiền bởi các món thường không quá 25.000 đồng. Một nổi lẩu chay chỉ 50.000-70.000 đồng. Nếu ghé các chợ hoặc con phố ở phía tây Huế, dọc các tuyến phố Phan Bội Châu, Thủy Xuân, các quán chay và các sạp hàng nhỏ san sát, giá còn rẻ hơn nhiều.


Cơm chay hấp dẫn.


Xem thêm
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
Ngôi trường cổ nhất đất cố đô Huế

Ngôi trường cổ nhất đất cố đô Huế

5h chiều, khi hoàng hôn buông đỏ trên sông Hương cũng là lúc những tà áo dài trắng dịu dàng ùa ra từ cổng ngôi trường cổ kính bậc nhất Việt Nam, trường Quốc học Huế.

Những ngày ở Huế, trong tiết trời dễ chịu đầu hè, cách tốt nhất để tham quan thành phố là đạp xe thong thả ngắm những con phố nhỏ êm đềm. Huế dịu dàng sau những guồng xe, không quá đông xe cộ qua lại. Trên con đường Lê Lợi là trường Quốc học nổi tiếng với tuổi đời hơn 100 năm có màu hồng đỏ đặc trưng dưới tán cây xanh.


Cổng ngôi trường nổi bật trên con đường Lê Lợi. Ảnh: Hues.

Trường chỉ mở rộng cửa vào những giờ nhất định cho các cô cậu học sinh cấp 3 ra vào, còn lại, chỉ có một cánh cổng nhỏ hé mở. Khách du lịch khi ghé qua con đường này đều bị vẻ đẹp của ngôi trường gây chú ý. Quốc học Huế được thành lập từ năm 1896, mang trong mình phong cách xây dựng của triều Nguyễn với dãy tường dài bao quanh mình được chạm trổ tinh xảo và phong cách Pháp với dãy nhà hai tầng sơn màu đỏ.

Tên ban đầu của trường là École Primaire Supérieure tức trường Cao đẳng Tiểu học, nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936). Sau nhiều lần đổi tên, ngôi trường lại quay về với tên gốc là Quốc học vào năm 1956. Ngay phía sau cổng trường xây hai tầng cổ kính là con đường rợp bóng cây cổ thụ, những tán cây rêu mốc, bốn mùa phủ bóng mát xuống sân trường. Những dãy nhà hai tầng nằm dưới tán xanh, dãy hành lang dài hun hút, khung cửa sổ mở rộng đón nắng. Dãy nhà được nối với nhau bởi hành lang là nơi thư giãn của các cô cậu học trò vào giờ nghỉ giải lao.


Dưới tán hoa điệp anh đào. Ảnh: Hues.

Sân trường rộng, tán cỏ xanh, những hàng ghế đá im lìm, hàng me xào xạc và những bông điệp anh đào màu hồng nhạt cuối mùa vẫn còn vương đâu đây. Mùa hoa của riêng Quốc học Huế này nở rộ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, một màu hồng phủ kín ngôi trường. Để rồi qua mùa hoa ấy, cả sân trường lại rộn lên trong màu bằng lăng tím và màu hoa phượng rực rỡ, màu của mùa hoa chia tay những tháng ngày học trò. Những lúc ấy, sân trường bừng lên trong màu hoa và những tà áo dài trắng tinh khôi tựa cánh bướm xinh, trong nụ cười tỏa nắng của cô nữ sinh dịu dàng nhưng khóe mắt long lanh giọt nước mắt chia tay mùa hạ.


Ngôi trường được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Ảnh: Hues.

Đi dọc những lối nhỏ trong ngôi trường cổ kính bậc nhất Việt Nam, thấy như mình đang trở lại với một thời xa xưa. Nơi đây, đã từng có biết bao người nổi tiếng theo học và hôm nay, lớp lớp những thế hệ nối tiếp thêm danh tiếng cho ngôi trường. Quốc học Huế giàu tính lịch sử.
Xem thêm