.

.
Tour du lịch Khách sạn Vé máy bay Visa
Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Dạo quanh những điểm du lịch hấp dẫn tại Phan Thiết.


Là điểm du lịch khá nổi tiếng, Phan Thiết không chỉ quyến rũ du khách bởi nhiều bãi tắm hoang sơ đến mơ mộng mà còn là những dải cát vàng nên thơ vào những buổi chiều tắt nắng.

Bãi Rạng


Bãi Rạng hay còn gọi là Biển Rạng, đây là một trong những bãi tắm đẹp và sạch nhất của Phan thiết. Nằm cạnh những rặng dừa, xa xa là đồi cát đỏ lấp ló trong rừng cây xanh um, vừa tắm biển vừa thưởng thức những món hải sản tươi sống được nấu ngay trên bãi biển do chính tay du khách chọn lựa.

Bãi biển cổ Thạch

Bãi biển Cổ Thạch nằm trải dài trên một phần bãi biển của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, ở Bãi biển này có là những viên đá nhỏ đủ màu sắc và hình dạng được mọi người đặt tên là bãi đá 7 màu nằm trong khu du lịch Cổ Thạch.



Không chỉ có bãi đá bảy màu, biển Cổ Thạch còn hấp dẫn du khách bởi những khối đá to với muôn hình vạn trạng, gắn liền huyền thoại ly kỳ. Những khối đá nhấp nhô giống như đàn thủy quái khổng lồ đang ngoi lên từ lòng biển, nhiều khối đá vươn cao ra phía biển khơi xa như đón những con sóng xô bờ.

Hòn rơm

Địa danh này cách TP Phan Thiết 28km. Nước biển ở Hòn Rơm nổi tiếng xanh trong, không có đá ngầm. Hàng ngày sóng êm ả vỗ nhẹ lên những viên đá cuội đủ hình dáng. Xa xa trên sa mạc cát là những bụi cây thấp, xương rồng gai góc lô nhô trên nền cát vàng mịn như nhung.


Đến đây, những bạn trẻ đam mê khám phá sẽ thỏa thích trượt cát từ trên đỉnh những ngọn đồi cao, sau đó tắm biển với làn nước mát xanh, và cuối cùng tự chinh phục các loại hình thể thao đặc trưng vùng biển.

Cù Lao Câu


Đảo Cù Lao Câu còn gọi là hòn Câu. Theo ngư dân thì đây là nơi có nhiều nhất rau câu chân vịt nên được gọi là Cù Lao Câu. Nhìn từ đất liền, Cù Lao Câu như một chiến hạm bằng đá, đủ các hình khối kỳ lạ. Nước trong nhìn thấy đáy, cá lội nhởn nhơ. Đắm mình trong vẻ đẹp hoang sơ của Cù Lao Câu - hòn đảo ở xã Phước Thể, cách Phan Thiết 100km - sẽ là một niềm vui không nhỏ với những người thích du lịch mạo hiểm và khám phá.

Đảo Phú Quý

Nhìn từ phía đông, ta thấy nổi lên như một con rồng, nhìn từ phía bắc lại giống như một con cá thu, còn từ phía tây nam ta hình dung ra một con cá voi khổng lồ đang bơi trên mặt nước. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ ấy là huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.


Đảo Phú Quý là một huyện đảo gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp. Đó là các bãi tắm ở vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa ở Ngũ Phụng,… ở các bãi này cát vàng mịn trải dài. Nếu có thời gian đi tham quan du lịch đến tất cả những hòn đảo nhỏ xung quanh đảo lớn, chúng ta sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp hoang sơ của Phú Quý.

Đồi cát vàng Mũi Né.

Đồi cát vàng Mũi Né chính là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nơi Bình Thuận. Với những nét đẹp và sự độc đáo riêng có của mình, Đồi cát Mũi Né đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn nhất của cả Phan Thiết cũng như toàn quê hương Bình Thuận.


Đồi Cát Vàng Mũi Né cũng là nơi các nhiếp ảnh gia thực hiện ý tưởng chụp những bức ảnh đẹp và đã đạt nhiều thành công với những giải thưởng trong nước và quốc tế.

Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh Vạn Thủy Tú là một trong những dinh vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển Bình Thuận. Trong Dinh còn lưu giữ 24 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn; là nơi còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán – Nôm liên quan đến nghề biển.


Trong dinh có thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông (cá voi). Bộ cốt cá Ông được lưu giữ tại dinh Vạn Thủy Tú dài 22m, nặng 65 tấn, được đánh giá là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á.

Tháp Chàm Poshanư

Tháp Chàm Poshanư là một nhóm di tích còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa. Tháp có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí.


Điều đặc biệt khi đến thăm Tháp Pôshanư là du khách có dịp được chứng kiến nhiều nghi lễ và những điệu múa Chăm độc đáo. Hàng năm vẫn có đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến phong tục tập quán của họ.
  • Blogger Comment
  • Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét