Bí mật đằng sau những công trình kiến trúc lớn trên thế giới
Bạn đã từng đến tham quan những công trình kiến trúc đồ sộ trên thế giới và tự hỏi nó được xây dựng như thế nào? Hãy cùng khám phá kỹ thuật xây dựng khéo léo, thông tin ít được biết đến đằng sau những công trình kiến trúc hoành tráng bậc nhất này.
Tại Mahal, Ấn Độ
Ngôi đền Taj Mahal gắn liền với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan được xây dựng như một viên ngọc quý nằm bên dòng sông Yamuna. Truyền thuyết kể lại rằng vị hoàng đế này đã ra lệnh chặt hết tay những thợ tham gia xây dựng lăng mộ để ngăn họ không xây dựng bất cứ công trình nào đẹp hơn Taj Mahal.
Sự tinh tế trong thiết kế của công trình đã sử dụng những kĩ thuật xây dựng tân tiến nhất thời bấy giờ. Để xây dựng được ngôi đền thẳng đứng với chiều cao đáng kinh ngạc và tránh mái vòm của ngôi đền rơi xuống khi xảy ra động đất, những người thợ đã nghĩ ra sáng kiến xây bốn chiếc cọc thẳng đứng xung quanh tòa tháp chính.
Tháp Burj Khalifa, Dubai
Tòa tháp chọc trời Burj Khalifa ở “sa mạc” Ả Rập này tiêu tốn hơn 1,5 tỷ USD để xây dựng. Cao 828m gấp 2,5 lần tháp Eiffel, Burj Khalifa trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Những kĩ thuật xây dựng hiện đại nhất thế giới đã được áp dụng để xây dựng siêu tháp này. Burj Khalifa được thiết kế với ý tưởng từ những bông hồng sa mạc 3 cánh luôn kiên cường và dẻo dai trước bão cát hay những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.
Moai – Những bức tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh
Moai đang bị đỗ lỗi vì gây ra sự suy vong của dân cư trên đảo Phục Sinh.Việc vận chuyển nhưng bức tượng tạc nguyên khối nặng hàng tấn bằng gỗ đã phá hoại những khu rừng nơi đây. Không có rừng, đất đai bị cuốn trôi, khiến mùa màng thất bát, chiến tranh, nạn đói xảy ra liên miên, thậm chí là cả ăn thịt người khi đói. Thêm vào đó, những bức tượng khổng lồ được vận chuyển bằng phương pháp thủ công sử dụng sức người cũng là một nguyên nhân khiến dân số trên hòn đảo cô lập này giảm dần.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
Ban đầu được xây từ đá và bùn dưới thời vua Tần Thủy Hoàng, đến thế kỉ 16, Vạn Lý Trường Thành được gia cố lại và trở thành con rồng đá khổng lồ của Trung Hoa. Hàng triệu người dân Trung Quốc, bao gồm quân lính, tù nhân hay thậm chí cả dân thường phải tham gia vào quá trình xây dựng và mở rộng những bức tường này. Sử sách ghi chép lại rằng 3 km thường thành được xây dựng trong vòng 600 ngày với khoảng 3000 nhân công. Đến bây giờ, Vạn Lý Trường Thành vẫn là công trình kiến trúc do con người thực hiện nhìn thấy từ vũ trụ hay bằng ống kính máy ảnh chất lượng cao từ một vệ tinh quỹ đạo Trái đất thấp.
Bãi đá cổ Stonehenge, Anh
Những giả thuyết về người ngoài hành tinh hay những tu sĩ là những người xây dựng bãi đá cổ Stonehenge vẫn đang là đề tài khiến nhiều nhà khoa học tranh cãi. Gần đây, các nhà khoa học đưa ra bằng chứng cho rằng công trình này được xây dựng để đánh dấu mốc đông chí thay vì hạ chí. Họ cũng loại bỏ khả năng những phiến đã xanh của Stonehenge đã được vận chuyển bằng cách thả nổi trên dòng sông từ Preseli Hills nằm phía tây Xứ Wales.
Tháp Eiffel, Pháp
Tháp Eiffel được xây dựng vào Hội chợ Thế giới đầu tiên được tổ chức năm 1889 kiến trúc sư thiết kế tòa tháp, ông Alexandre Gustave Eiffel cũng chính là người đầu tiên leo 1710 bậc thang để lên đỉnh tòa tháp sau khi nó được hoàn thành. Công trình đã trở thành tòa tháp cao nhất thế giới trong vòng 40 năm kể từ ngày khánh thành, thu về hơn 1 triệu USD tiền bán vé trong năm đầu tiên đón khách. Với chiều cao 342 mét, tháp được người Đức sử dụng như một trạm ăng ten truyền tín hiện trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới II. Ngày nay, cứ 7 năm người ta lại phải sử dụng khoảng 50 tấn sơn, một con số khổng lồ để sơn lại toàn bộ tòa tháp
Angkor Wat, Campuchia
Quần thế đền Angkor Wat ở thành phố 1 triệu dân này được xây dựng bởi 300,000 công nhân trong vòng 35 năm với sự trợ giúp của 600 chú voi. Angkor Wat được xem như là công trình tôn giáo phức tạp nhất trên thế giới.
Machu Picchu, Peru
Nằm trên những sườn núi cao của dãy Andes, thành phố cổ của người Inca – Machu Picchu được xây dựng và bỏ hoang trong khoảng 100 năm. Những người Inca đã hoàn toàn sử dụng tay để di chuyển những khối đá xây dựng công trình. Những khu nhà được xây theo hình chữ L neo góc với nhau hoàn toàn bằng những viên đá xếp chồng mà không sử dụng các loại vôi vữa kết dính nào để người dân có thể dễ dàng di chuyển và tái định cư khi động đất xảy ra.
Đền Khazneh, Jordan
Được biết đến nhiều qua màn ảnh nhỏ nhờ bộ phim Indiana Jones chính là ngôi đền 2000 năm tuổi Khazneh nổi tiếng – viên ngọc quý của thành phố cổ Petra. Lối vào ngôi đền chính với những tác phẩm điêu khắc tinh xảo được tạo ra bằng cách đục đẽo sâu vào bên trong vách núi.
Kim tự tháp Giza, Ai Cập
Đây là công trình kiến trúc cổ đại cao nhất thế giới còn sót lại trước khi tháp Eiffel được xây dựng.Kim tự tháp Giza được xây dựng bởi khoảng 30,000 nhân công bao gồm cả nô lệ và những người thợ thủ công lành nghề.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét