Về Hòa Bình thưởng thức những món ăn ngon,đặc trưng của núi rừng Tây Bắc
Hòa bình là một tỉnh của ngõ Tây Bắc nước ta. Dân số Hòa Bình hơn 60% là người Mường với những đặc trưng nổi bật về văn hóa, trang phục, ẩm thực đã ngày càng thu hút nhiều du khách thập phương về với Hòa Bình để Du ngoạn, khám phá đặc biệt để được thưởng thức những món ăn ngon, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Du khách hãy cùng khám phá một số món ăn ngon, độc đáo, hấp dẫn của mảnh đất này.
1. Rượu cần
Du khách khi đến với Hòa Bình không thể bỏ qua việc thưởng thức hay mua về cho gia đình, bạn bè một bình Rượu cần Hòa Bình.
Rượu cần của người Mường ở tỉnh Hòa Bình là một loại đồ uống truyền thống được sản xuất theo kinh nghiệm bí truyền và trở thành đặc sản của vùng.
Rượu cần được dùng trong những dịp lễ hội, ngày Tết cổ truyền, hoặc đám hỷ có đông người tham dự ở các bản làng của đồng bào Mường. Thời gian gần đây, theo chân những du khách, rượu cần trở thành một loại hàng hóa được mọi người ưa chuộng ở những thành phố lớn. Với hương vị thơm ngon, đậm đà bản sắc dân tộc từ men lá cây tự nhiên và rượu nếp, rượu cần Hòa Bình là một phần đặc biệt của ngày Tết của người dân Hòa Bình.
2. Cơm Lam
Món cơm lam có rất ở nhiều nơi từ người Tày, nguời Thái, người Nùng, người Mường… đều có loại cơm này. Tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm lại dẻo nổi tiếng
Để thêm phần phong phú thì cơm lam có thể ăn chung cùng với thịt gà, thịt nước, măng chua…nhưng ngon nhất vẫn là cơm lam chấm muối vừng . Ống cơm lam của người Hoà Bình thường nhỏ hơn và có mùi vị khác với Cơm Lam của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn…Tuy cơm lam Hoà Bình không có hạt Lạc, hạt đậu trong đó nhưng đựoc thay bằng mùi thơm đặc trưng của dừa và nước cốt dừa, mùi của mía, của lá rừng Hoà Bình.
Cơm Lam Hòa Bình ngày nay cũng là một trong những món quà núi rừng ý nghĩa đối với du khách gần xa khi về với mảnh đất Hòa Bình.
3. Thịt gà nấu măng chua
Về với Hòa Bình, ngồi nhà sàn, bên bếp lửa bập bùng, bạn được thưởng thức bữa cơm gạo nương, món măng chua nấu với thịt gà thì thật là tuyệt vời. Món này chính là hương sắc văn hóa ăn uống của núi rừng, thác lũ với mây mù che phủ quanh năm.
Măng chua nấu thịt gà vừa béo, vừa bùi, lại ngọt và thanh, khó diễn tả hết được bằng lời! Ở Hòa Bình, gà Lạc Sơn được coi là ngon nhất. Gà Lạc Sơn sống trên núi đá vôi, uống nước sông Bưởi nên thịt dai, thơm và lạ. Đây cũng là nguyên liệu lý tưởng để làm món đặc sản măng chua nấu thịt gà – món ngon Hòa Bình không thể bỏ qua.
4. Thịt trâu nấu lá lồm
Món ăn này của người Mường ở Hòa Bình rất phổ biến vì được ưa thích. Thịt trâu đem thui, cạo sạch sẽ sau đó, đem bung cho mềm. Khi thịt đã chín tương đối thì thái miếng nhỏ hơn, cho vào nồi đất hầm kĩ. Lá lồm (một loại lá chua) giã nhỏ và tấm gạo cho vào nồi hầm chung với thịt trâu. Cứ giữ lửa cho đến khi gạo tấm nở và sánh lại là được. Thịt trâu hầm xong nhừ kĩ, ngấm vị chua lá lồm và hương gạo, khá dễ ăn.
5. Thịt lợn Mường
Vào những ngày lễ Tết hay hội hè, người Mường Hòa Bình lại mổ lợn, chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rượu mận, chả quấn lá bưởi, lòng lợn… để ăn mừng.
Ai đã từng thưởng thức miếng thịt lợn Mường nướng thì chắc chắn là sẽ muốn ăn lại thêm lần nữa. Ai đã yêu thích món ăn đặc sản của dân tộc Mường chắc sẽ còn lưu luyến muốn quay trở lại.
Nhiều bản làng của người Mường đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều món ăn ngon, nhiều sản phẩm đặc trưng được quảng bá như Khu du lịch Suối Khoáng Kim Bôi, Khu thị trấn Mường Khến và Mường Bi(huyện Tân Lạc), khu mường Vang(huyện Lạc Sơn)…
Thịt lợn thui luộc thái mỏng, bày trên lá chuối mới thật là tuyệt. Từng miếng nóng hôi hổi chấm cùng muối rang hạt dổi nướng giã nhỏ ngon không gì bằng.
6. Măng đắng
Hòa Bình có món măng đắng đặc biệt. Người làm măng phải vào rừng chọn những lóng măng còn non tơ, mỡ màng, thân ngập trong đất, trồi lên chỉ 1 – 2 đốt ngón tay. Măng phải nướng trên củi cho đến khi cháy xém bên ngoài và quắt lại. Khi ấy, mới bóc ăn. Măng cứ thế chấm gói chẩm cheo làm từ muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ. Vị rõ nhất khi ăn măng là cái đắng đắng nhưng ngọt của măng rừng tươi non và vị cay của đủ thứ gia vị, từ cay nồng ớt, cay thơm gừng cho đến tê tê mắc khén và cay chan chát vị tỏi. Ngoài ra, còn có cảm giác chua chua của măng, thơm thơm mùi củi và đậm đà muối.
Ngoài ra măng đắng có thể chế biến thành rất nhiều món độc đáo hấp dẫn.
Măng đắng luộc
măng đắng xào thịt bò
0 nhận xét:
Đăng nhận xét