6 nơi nổi tiếng thế giới du khách không thể vào thăm
Wildenstein Institute nằm ở Paris hay đảo Rắn thuộc Brazil là những nơi dù có tiền, du khách cũng không thể ghé thăm.
Đảo Rắn, Brazil
Iiha da Queimada Grande (đảo Rắn) là một hòn đảo rộng 45 ha, nằm lẻ loi ở Nam Đại Tây Dương và cách bờ biển Sao Paulo 35 km. Với vẻ đẹp bình yên này, nơi đây đáng ra là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất ở Brazil nếu không chứa tới hàng ngàn con rắn cực độc.
Hòn đảo này nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu vàng độc nhất thế giới. Nọc độc của chúng mạnh hơn 5 lần so với rắn độc trong đất liền và có khả năng giết người trong vòng 2 tiếng.
Vì sự hiện diện quá đông đúc của loài động vật nguy hiểm chết người này, Hải quân Brazil đã cấm không cho ai được tới đảo ngoại trừ các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải đăng.
Đảo Rắn là nơi đáng sợ đối với người dân và hầu như không ai có ý định muốn lại gần.
Wildenstein Institute, Pháp
Nhà tỷ phú Guy Wildenstein và gia đình ông sở hữu một số lượng khổng lồ những tác phẩm nghệ thuật kinh điển trên thế giới. Tuy vậy họ chưa bao giờ có ý định công bố những kiệt tác đó để công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng.
Cánh cổng sắt của tòa biệt thự luôn đóng cửa im ỉm luôn là nỗi niềm đau đáu của nhiều du khách say mê nghệ thuật.
Dulce Base, Mỹ
Dulce Base là công trình dưới lòng đất và chứa đựng nhiều bí mật liên quan đến chiến lược an ninh, đối phó với nước ngoài. Vì sự bí mật của nó mà Dulce Base thường gắn liền với những tin đồn khó xác định. Ngôi nhà này được bảo vệ rất nghiêm ngặt và người dân thường hiếm khi được lại gần và tuyệt đối không thể tham quan.
Công trình được đặt dưới lòng đất và dân thường không được phép xâm nhập.
Đảo Plum, Mỹ
Là hòn đảo được bảo vệ bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ, Plum là hòn đảo dùng làm nơi nghiên cứu các bệnh động vật. Những người được phép đặt chân đến nơi đây thường là các bác sĩ, nhà nghiên cứu hay chuyên gia y sinh.
Những người 'ngoại đạo' bị hạn chế đặt chân tới hòn đảo nằm ở ngoài khơi này.
Căn phòng Hổ phách, Nga
Trước khi biến mất vào thế chiến thứ hai, Phòng Hổ phách (Amber Room) từng được nhiều người ca ngợi là "kỳ quan thứ tám của thế giới". Căn phòng huyền thoại này chính là món quà vua Phổ Friedrich Wilhelm I chuyển giao cho Sa hoàng Nga Pier Đại đế.
Vào năm 1755, nữ hoàng Tsarina Elizabeth của Nga đã chuyển phòng hổ phách vào cung điện Mùa Đông và sau đó mới chuyển nó đến cung điện Catherine. Sau đó, căn phòng này đã "bốc hơi" cùng với sự xâm lược của quân Đức quốc xã vào Nga trong thế chiến thứ hai. Ngày nay, chính quyền các nước Nga, Đức rất nỗ lực trong việc tìm kiếm lại những mảnh ghép của căn phòng hổ phách huyền thoại.
Hiện căn phòng hổ phách đó đã được Nga làm phiên bản thay thế, tái xây dựng từ năm 1979-2003, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Gerhard Schröder. Dù không còn nguyên vẹn như trước kia, Phòng Hổ phách vẫn là một trong những huyền thoại kho báu được nhiều người khao khát chiêm ngưỡng nhất. Không ít người khi nhắc tới nơi này đã không khỏi ngậm ngùi vì đây là điểm đến thú vị mà họ không thể ghé thăm vì bản gốc đã không còn tồn tại.
Căn phòng hổ phách huyền thoại - món quà của liên minh Đức Nga.
Nhà nguyện Tablet, Axum, Ethiopia
Nhà nguyện Tablet được cho là thuộc quyền sở hữu của giáo hội chính thống Ethiopia. Nhiều người truyền tai nhau trong nhà nguyện Tablet có một cái rương được cho là nắm giữ nhiều chi tiết quan trọng trong cựu ước. Đến đây, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhà thờ Đức Mẹ Maria. Tuy nhiên nếu bạn muốn đặt chân đến nhà nguyện, câu trả lời sẽ luôn luôn là "Không".
Nhà nguyện Tablet được người dân quanh vùng và du khách ngưỡng mộ nhưng hiếm khi nào được đặt chân tới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét